Sa Pa, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Phú Quốc…, những miền đất một thời “say ngủ” đang lần lượt cất cánh, nhờ sự vào cuộc của các nhà đầu tư chiến lược, với cách làm du lịch bền vững, riêng có.
Đà Nẵng – những kỳ tích
Hơn 10 năm trước, trên bản đồ du lịch Việt Nam, Đà Nẵng vốn… không tên tuổi. Năm 2007, cả thành phố có chưa đầy 1.300 phòng khách sạn, đón kỷ lục 1 triệu lượt khách nội địa và quốc tế.
Bước ngoặt chỉ thực sự diễn ra khi chính quyền thành phố kêu gọi các nhà đầu tư lớn vào cuộc. Năm 2007, Tập đoàn Sun Group đã quyết định đầu tư “tái thiết” lại Bà Nà – thiên đường nghỉ dưỡng dưới thời Pháp thuộc, khi đó, gần như chìm trong quên lãng, đổ nát.
Một năm sau, khu du lịch Sun World Ba Na Hills đi vào hoạt động. Những con số tăng trưởng du khách tới Bà Nà sau đó đã cho thấy hướng đi đúng đắn của Đà Nẵng. Riêng năm 2009, hơn 1,3 triệu lượt khách đã tới Đà Nẵng, phá kỷ lục 2 năm trước. Và Bà Nà không ngừng làm nên những kỳ tích cho du lịch Đà Nẵng, khi khu du lịch này cũng đón lượng khách tăng tới 160 lần sau 10 năm (2009-2019). Đặc biệt, năm 2018, khi cây Cầu Vàng tại Bà Nà ra mắt, Đà Nẵng đã trở thành một hiện tượng du lịch thế giới.
Sun Group còn đầu tư xây dựng khu nghỉ dưỡng InterContinental Danang Sun Peninsula Resort tại bán đảo Sơn Trà. Năm 2014, chỉ sau 2 năm hoạt động, khu nghỉ này đã 4 năm liên tiếp được World Travel Awards xướng tên “Khu nghỉ dưỡng sang trọng bậc nhất thế giới”.
Chỉ trong vòng một thập kỷ, tăng trưởng du lịch của Đà Nẵng khiến nhiều điểm đến phải ao ước. Năm 2019, khoảng gần 8,7 triệu lượt khách đã đến Đà Nẵng, gấp gần 5 lần so với năm 2010, trong đó khách quốc tế ước đạt 3,5 triệu lượt, gấp 9,46 lần so với năm 2010. Tổng thu du lịch ước đạt 30.973 tỷ đồng, gấp 25 lần so với năm 2010.
Sa Pa – thế giới vinh danh
Đầu năm 2016, cáp treo Fansipan với 2 kỷ lục thế giới thuộc quần thể du lịch Sun World Fansipan Legend do Tập đoàn Sun Group đầu tư xây dựng chính thức vận hành, kết nối thị trấn Sa Pa với đỉnh Đông Dương. Từ đây, Sa Pa cựa mình đứng dậy.
Tiếp đó, một loạt các sản phẩm du lịch độc đáo do Tập đoàn này kiến tạo tại thị trấn trong sương như tàu hỏa leo núi Mường Hoa, quần thể tâm linh trên đỉnh Fansipan… đã dần biến Sa Pa trở thành điểm đến không thể bỏ qua với bất cứ ai mỗi lần lên Tây Bắc. Đến với Sa Pa ngày nay, du khách không chỉ có cơ hội chinh phục nóc nhà Đông Dương mà còn được ngắm những triền hoa chảy dài bên sườn núi, hòa mình vào một không gian văn hóa đậm đặc chất Tây Bắc với những lễ hội được tổ chức thường xuyên ở nơi đỉnh cao 3143m.
Kể từ khi khu du lịch này đi vào hoạt động, lượng du khách đến Sa Pa liên tục chạm những mốc tăng trưởng mới. Năm 2013, Sa Pa mới chỉ đón 720.000 lượt khách, doanh thu 576 tỷ đồng, thì đến năm 2019, lượng khách đến Sa Pa đã đạt hơn 3,2 triệu lượt khách, doanh thu đạt 9.335 tỷ, gấp 16,2 lần so với năm 2013.
Năm 2019, Sun World Fansipan Legend liên tục được vinh danh “Điểm đến du lịch hấp dẫn hàng đầu Việt Nam”; “Điểm du lịch văn hóa hấp dẫn hàng đầu thế giới” bởi World Travel Awards.
Cuộc “lột xác” của đất mỏ Quảng Ninh
Cuối năm 1994, Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận di sản thiên nhiên thế giới. Nhưng danh xưng này dường như không thay đổi được một Bãi Cháy nhếch nhác và đầy rác thải cũng như cách làm du lịch manh mún, chặt chém du khách ở miền di sản. Các cơ sở lưu trú, vui chơi giải trí nghèo nàn khiến Hạ Long đuối dần trong cuộc đua làm du lịch.
Bức tranh ấy dần thay đổi, khi năm 2015, Sun Group đã cải tạo Bãi Cháy thành bãi tắm mới với những triền cát trắng rợp bóng dừa. Một năm sau đó, Tập đoàn này khánh thành tổ hợp vui chơi giải trí Sun World Halong Complex, xóa đi ấn tượng về một Hạ Long chẳng có gì chơi ngoài đi du thuyền dạo thăm vịnh biển. Hạ Long bây giờ, nói như nhiều người là “đi ba ngày không hết chỗ chơi”.
Từ cú hích mang tên Sun Group, Quảng Ninh chứng kiến sự phát triển đồng bộ nhanh chưa từng thấy, khi các công trình hạ tầng giao thông trọng điểm đi vào hoạt động như Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, cao tốc Hạ Long – Vân Đồn hiện đại, đẹp bậc nhất cả nước… lần lượt ra đời. Từ chỗ không có nổi một khách sạn 5 sao chỉ 5 năm về trước, đến giờ, Hạ Long đã “đủ sức” đón nhiều triệu lượt khách quốc tế mỗi năm.
Sau 25 năm được trao tặng danh hiệu di sản thiên nhiên thế giới, đất mỏ đã thay đổi kỳ diệu. Năm 2019, tổng khách du lịch đến Quảng Ninh đạt 14 triệu lượt, trong đó, khách quốc tế đạt 5,7 triệu lượt, tổng thu từ khách du lịch đạt gần 29.487 tỷ đồng.
Phú Quốc- những “thiên đường” tỉnh giấc
Nói về đẹp, Phú Quốc không thua kém bất cứ “thiên đường” nào của châu Á, từ Phuket (Thái Lan) tới Bali (Indonesia) hay Boracay (Philippines) tới Maldives. Nhưng 5 năm trước thôi, dường như cái tên Phú Quốc vẫn lặng lẽ lẩn khuất trong vẻ đẹp tiềm ẩn của mình, với số khách du lịch khiêm tốn năm 2014 là 586.000 lượt, doanh thu hơn 2.200 tỷ đồng.
Khi Phú Quốc mở cửa đón hàng trăm nhà đầu tư, trong đó có những tập đoàn lớn thiên đường đã dần lộ diện. Thế giới đã gọi tên đảo Ngọc của Việt Nam, với những “Khu nghỉ dưỡng và spa sang trọng hàng đầu thế giới” JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay, “Khu nghỉ dưỡng biệt thự biển hàng đầu thế giới” Premier Village Phu Quoc Resort… hay tuyến cáp treo vượt biển Hòn Thơm dài nhất thế giới. Cùng với đó là những tổ hợp vui chơi giải trí biển quy mô Sun World Hon Thom Nature Park, công viên nước Aquatopia hiện đại nhất Đông Nam Á… đem tới cho du khách những trải nghiệm đẳng cấp.
Năm 2019, lượng khách du lịch đến Phú Quốc đạt 5,1 triệu lượt, tức gấp gần 9 lần năm 2014.
Thay lời kết
Du lịch nên được gọi là một phép màu, với nhiều điểm đến, bởi không có ngành công nghiệp không khói, không có sự đầu tư bài bản của những tên tuổi lớn, có lẽ, nhiều vùng đất Việt Nam đến giờ vẫn chỉ lặng lẽ đứng bên lề thế giới.
Nguồn: congluan.vn